Kỹ thuật chăm sóc cây lúa nước Đồng bằng sông cửu long
ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất cả nước với diện tích gieo trồng đạt 4,3 triệu hecta (2014) tổng sản lượng 25,4 triệu tấn trên năm (2014). Các tỉnh có diện tích trồng lúa lớn: Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang.Năng suất bình quân 6,5- 8 tấn/hecta.
• Chủ yếu trồng các giống lúa lai cao sản có thời gian sinh trưởng từ 95-105 ngày, Các giống lúa phổ biến: IR50404, các giống lúa OM18, OM…(đây là các giống do viện lúa Ô Môn nghiên cứu và lai tao viết tắt O.M), Jasmine 85 (lúa thơm), Tài Nguyên, giống 6976, giống 5451….
• ĐBSCL có 2 vụ lúa chính và 1 vụ lúa phụ:
- Vụ Đông – Xuân: Tính từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau.
- Vụ Hè – Thu: tính từ tháng 3 đến tháng 7.
- Vụ Thu – Đông: tính từ tháng 7 đến tháng 11 (nông dân thường bỏ vụ này vì trong mùa mưa bão rũi ro vỡ đê, năng suất thấp sâu bệnh nhiều).
Giai đoạn chuẩn bị làm đất và chọn giống lúa.
- Làm làm đất gồm các khâu:
- Cày hoặc sới: dùng máy cày hoặc máy sới làm cho đất bông lên với độ sâu 20-25cm (sâu đến tầng đế cày).
- Bừa:dùng máy bừa làm cho đất vở vụn ra thành những cục đất nhỏ mịn hơn.
- Trục:dùng máy kéo thanh gỗ tròn cho mặt đất bằng phẳng.
- Đánh đường nước:tạo rãnh cho nước thoát.
- Chọn giống và xử lý giống trước khi gieo sạ:
- Chọn giống: Nên sử dụng giống cấp xác nhận trở lên.
- Xử lý giống (ngâm giống):ngâm giống trong bồn hoặc trong lu từ 48-72 giờ, để tăng khả năng nảy mầm và nảy mầm khỏe chúng ta có thể ngâm giống với một số chế phẩm tăng khả năng nảy mầm trên thị trường. Sau đó ta vớt giống ra ủ trong đêm được che đậy kỹ giữ ẩm thêm 12-24 giờ nữa mầm sẽ ra từ 1-3mm (nó là rễ lúa), tùy vào chúng ta sạ tay hay sạ máy mà thời gian ủ dài hay ngắn.
Gieo sạ và các giai đoạn chăm sóc cây lúa hiệu quả
- Trung bình 1 công 1000 m2sạ từ 8-12 kg giống đối với sạ máy (máy sạ hàng, máy phun giống). Từ 20-25 kg giống đối với sạ tay.
- Diệt trừ cỏ và lúa cỏ:sau khi sạ trong thời từ 1-3 đêm sau sạ (SS) giai đoạn này phun các loại thuốc cỏ diệt mầm (nên chọn các loại thuốc phổ biến có gốc sinh học thế hệ mới không ảnh hưởng đến sức khoẻ và môi trườn…) để tăng hiệu quả thuốc diệt mầm thì sau khi phun 1-2 đêm phải đưa nước vô săp sắp mặt ruộng (kỹthuậtdùng nước ém cỏ).
- Giai đoạn 7-10 Ngày Sau Sạ (NSS) còn gọi là giai đoạn mạ: Bón phân đợt 1:sử dụng Ure+DAP (trộn tỷ lệ 1:1) liều lượng 8-10kg/công 1000m2(bón nuôi mạ chủ yếu phát triển thân chính của cây lúa).
- Giai đoạn 10-20 NSS: Diệt cỏ cây:nếu đợt thuốc cỏ diệt mầm không diệt hết, còn sót cỏ, thì ta phun thêm 1 đợt diệt cỏ câycó gốc sinh học.
- Giai đoạn 20-25 NSS còn gọi là gia đoạn đẻ nhánh: Bón phân đợt 2:Giai đoạn này có thể dùng phân chuyên dùng Đẻ Nhánh liều lượng từ 10-15 kg/công 100m2tùy và độ tốt và màu xanh lá (bón theo bản so màu lá lúa). Nếu sử dụng phân đơn thì sử dụng Ure+DAP+Kali trộn tỷ lệ 2:2:1 liều lượng 10-15 kg/công 100m2trùy và độ tốt và màu xanh lá (bón theo bản so màu lá lúa).
- Giai đoạn 38-42 NSS:nếu chủ động được tưới tiêu thì giai đoạn này ta rút nước ra khỏi ruộng cho khô đất (mặt đất dẻo nức chân chim). Kỹ thuật này sẽ giúp rễ cây lúa ăn sâu hơn, thân cứng, lá đứng và mập thân hơn, giúp cây lúa tập trung dinh dưỡng vào thân chuẩn bị tạo đồng đồng vì vậy giúp đồng đồng sau này khi hình thành sẽ mập hơn. Giai đoạn này cây lúa sẽ chuyển dần dần sang màu vàng tranh là đúng theo yêu cầu kỹ thuật.
Lưu ý:Giai Đoạn 20-25 ngày đến 40-45 NSS các loại sâu bệnh cũng bắt đầu xuất hiện gồm bệnh đạo ôn lá, vi khuẩn gây cháy bìa lá, sâu ăn lá, sâu cốn lá lớn, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, bù lạch, nhện gié, muỗi hành, sâu đục thân. Nên thăm đồng thường xuyên phun thuốc đặc trị lúc các loại dịch hại mới xuất hiện, sâu rầy thì phun lúc mới xuất hiện tránh để nhân mật độ gây mất sức cây lúa ảnh hưởng năng suất về sau.
- Giai đoạn 42-45 NSS: Bón phân đợt 3 (đợt đón đồng):sử dụng phân chuyên dụng Đón Đồng liều lượng 20-25 kg/công 1000m2, nếu sử dụng phân công thức NPK 20.20.15 thì liều lượng dung 20-25kg/công 1000m2, nếu sử dụng phân đơn Ure+DAP+Kali phối trộn với tỷ lệ 2:2:1 liều lượng dùng cũng từ 20-25kg/công 1000 m2.
- Lưu ý:đây là cữ phân quyết định năng suất cả vụ nên cần bón đúng thời điểm, thời điểm bón là lúc tiêm đèn (bóc thân lúa ra nhìn giống cái tiêm đèn đó là mầm của bông lúa sau này).
- Giai đoạn 55-60 NSS: Bón phân đợt 4(dứt phân hoặc gọi là đợt phân rước hạt): chủ yếu sử dụng phân đơn Ure+Kali trộn tỷ lệ 1:1 liều lượng sử dụng 8-10 kg/công 1000 m2. Vai trò cữ phân này chủ yếu cung cấp Đạm (N) để giữ xanh 3 lá đồng lâu hơn giúp quang hợp tạo ra nhiều tinh bột (tăng năng suất), cung cấp Kali (K) giúp vô gạo nhanh, hạt chắc và nặng hơn.
- Chú ý:giai đoạn lúa từ 50-85 NSS phải thăm đồng thường xuyên đề phòng các loại bệnh: đạo ôn cổ bông, lem lép hạt, vàng lá chin sớm,…
- Tóm lược: trong 1 vụ lúa ở ĐBSCL nd sử dụng giao động từ 46-60 kilogam phân bón cho1 công 1000 m2tùy thuộc mùa vụ, tùy thuộc đất tốt hay đất xấu, sạ dầy hay sạ thưa.
- Tài liệu:đúc kết từ kinh nghiệm thực tế bản thân trong quá trình làm việc tiếp xúc nông dân khu vực tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp.
Trung tâm dinh dưỡng cây trồng NAUYCORP